Website là gì, có ăn được không ?

Website là gì, học lập trình web có khó không ?

Đã có rất nhiều định nghĩa về website mà bạn có thể google, sẽ ra hàng loạt kết quả cho bạn tham khảo. Nhưng ở đây, mình sẽ khái quát cách hiểu của mình và hy vọng rằng các bạn sẽ hiểu nó một cách tổng quan nhất.

Website: mình có thể tách nó ra 2 thành phần đó là “web” và “site”Web : các bạn có thể hiểu nó giống như “một” trang văn bản như word mà ta hay sử dụng. Mà trong đó, ta có thể chèn vào hình ảnh (ảnh tĩnh và ảnh động), âm thanh, video và vô vàn những thứ khác nữa. Nó được ví như một siêu văn bản (HTML) mà ta sẽ tìm hiểu sau này. Cái trang văn bản này không chỉ được xem, “tương tác” với chính cái máy tính mà ta đang sử dụng, mà nó được thiết kế cho hàng trăm, hàng nghìn người khác trên toàn thế giới, miễn là họ có máy tính và kết nối đươc “internet”.

Site : Một tập các trang văn bản như ta đã đĩnh nghĩa phía trên về “web”, và chúng tương tác với nhau, có mối liên kết với nhau. Chúng ta có thể hình dung, một website là một cái tòa nhà lớn, và bên trong đó có các phòng nhỏ hơn (webpage), để đi được tới các phòng nhỏ hơn đó chúng ta phải có các con đường dẫn cụ thể (link).

Bên trên mình có nhắc tới khái niệm đó là webpage, vậy nó là gì vậy nhỉ ?

Đơn giản thôi các bạn, một website là một tập văn bản (ví dụ như một cuốn sách chẳng hạng) thì một webpage là một trang (một trang sách) trong tập đó thôi, easy đúng không nào 🙂

Trong thực tế, người ta không tách rời 2 khái niệm “web” và “site” như tôi đâu. Vì nó là một khối thống nhất rồi. Họ chỉ có 2 khái niệm website và webpage thôi. Nhưng đễ dễ hiểu thì các bạn hãy tưởng tượng như vậy nhé.

Vậy để một người lạ nào đó nhìn thấy được cái văn bản (website) mà bạn đã tạo ra bên trên, trên máy của bạn thì làm thế nào nhỉ ? Gửi cho họ cái máy tính của mình (chắc cái máy sẽ quay về thôi) hay gửi cho họ cái file văn bản qua một cái usb hay gửi qua mail chẳng hạng (khá chày cối đó).

Về cơ bản, chúng ta sẽ làm theo cách sau. Chúng ta sẽ cho mọi người thấy được máy tính của mình (server) trên mạng internet. Sau đó, họ sẽ truy cập vào máy tính của chúng ta, lấy cái file văn bản đó về và xem nó bình thường. Quá easy đúng không nào.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là, tui soạn thảo cái siêu văn bản đó bằng Microsoft Word nhưng trên máy chủ của người lạ kia lại không cài phần mềm đó thì sao. Đơn giản thôi, bảo người ta cài vô là xong thôi (kèo trên mà). Ok,  xem như người lạ kia dễ tính ngậm đắng nuốt cay cài cái mà chúng ta yêu cầu đi vậy. Một ngày đẹp trời nọ, mình lại làm một cái website mới, lần này không phải là Word nữa nhé, mình làm bằng Excel chẳng hạng, vậy là để xem được cái website của mình tạo ra, người lạ kia lại phải cài thêm Excel. Từ đó, mình không bao giờ gặp người lạ kia một lần nào nữa (em đi xa quá luôn rồi).

Vấn đề muốn nói ở đây là gì, phải làm cách nào đó để mọi người lạ kia đều đọc được cái siêu văn bản do mình tạo ra, và mỗi khi thay đổi điều gì bên phía mình (server) thì người lạ không phải cài đặt thêm bất cứ thứ gì vào máy mình nữa. Chính vì lẽ đó, người ta đã tạo ra browser (internet explorer, Firefox, google chorme, cốc cốc …) để đọc mọi siêu văn bản trên máy chủ (server) của mình. Và cũng chính cái browser này làm luôn nhiệm vụ kết nối đến máy chủ để có thể lấy file văn bản mà người lạ kia muốn.

Túm cái váy lại là, một hệ thống hoạt động của một website đơn giản nói chung bao gồm:

Browser (người lạ)  <=>  Máy tính server (có chứa website).

Quá là easy đúng không nào 🙂

Ở phần sau, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về quy trình để lấy một siêu văn bản trong thực tế và những vấn để nằm trong đó nhé !

 

Leave a Reply